Gần đây FSE có tổ chức một buổi webinar nhỏ, chia sẻ và bàn luận về làn sóng layoffs (sa thải) của các công ty công nghệ lớn (hay bọn mình gọi là Big Tech).
Có nhiều anh em đăng ký tham gia nhưng chưa sắp xếp được thời gian nên mình đăng một số thông tin ngắn lên cho mọi người tiện theo dõi. Lưu ý rằng những thông tin này là cảm quan cá nhân chỉ mang tính chất tham khảo.
Theo nhận định của các khách mời trong buổi Webinar, có các lý do chính dẫn tới làn sóng cắt giảm nhân sự tại các công ty công nghệ trên toàn cầu như sau:
1. Chiến tranh Nga – Ukraine
Diễn biến căng thẳng chính trị và chiến tranh Nga – Ukraine khiến một số công ty phải ngừng cung cấp dịch vụ tại khu vực chiến sự. Điều này khiến cho doanh thu tụt giảm, nhu cầu nhân sự theo đó cũng giảm đi.
Một số công ty công nghệ đã cắt giảm hoặc ngưng hoạt động tại khu vực chiến sự Nga – Ukraine gồm:
- Apple
- Amazon
- Netflix
- Mastercard
- Visa
- Samsung
- Microsoft
- TikTok
- Adobe
- Airbnb
2. Suy thoái kinh tế
Suy thoái kinh tế trên toàn cầu khiến cho nhiều công ty gặp khó khăn về tài chính, tụt giảm doanh thu, và các công ty công nghệ cũng không nằm ngoài xu hướng này.
Các công ty công nghệ bị ảnh hưởng theo 2 cách trước đợt suy thoái lần này:
- Lãi suất tăng cao: khó huy động vốn từ ngân hàng và thị trường chứng khoán.
- Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu: Các mặt hàng không thiết yếu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.
Việc lãi suất tăng cao khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn từ ngân hàng, cũng như từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ và quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán. Điều này gián tiếp dẫn tới khó khăn trong hoạt động kinh doanh của nhiều công ty công nghệ.
Thay vì mua và giữ cổ phiếu, các nhà đầu tư đã dịch chuyển tài sản của mình sang những kênh đầu tư khác như gửi ngân hàng nhận lãi suất. Điều này lý giải cho việc cổ phiếu của các công ty công nghệ có những đợt giảm giá mạnh, thổi bay hàng vài chục phần trăm giá trị công ty.
Mặt khác, khi suy thoái xảy ra trên toàn cầu, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu và giảm tải các khoản chi cho mặt hàng không thiết yếu, phần nhiều trong đó là các dịch vụ giải trí trực tuyến.
3. Tuyển dụng quá nhiều trong đợt dịch Covid
Trong đợt dịch Covid, khi nhiều thành phố và quốc gia trên thế giới bị lockdown, phần lớn người tiêu dùng thành thời gian ở nhà. Nhu cầu giải trí và tiêu thụ các sản phẩm internet do đó tăng vọt. Các công ty công nghệ khi đó đã tuyển dụng nhân sự quy mô lớn để đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Tới thời điểm hiện tại, khi dịch đã qua đi và người dân trở lại với nhịp sống cũ, nhu cầu thị trường có sự điều chỉnh về mức thông thường. Thậm chí còn thấp hơn mức trung bình do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đã nói ở ý trước. Vì vậy việc cắt giảm nhân sự và thắt chặt chi tiêu là điều không thể tránh khỏi với nhiều công ty công nghệ.
4. Những công ty công nghệ “bơi ngược dòng” với làn sóng cắt giảm nhân sự năm 2022
Trong buổi Webinar, khách mời Mai Thành Hiệp cũng bổ sung thêm một thông tin insight hữu ích. Đó là xu hướng Big Tech layoffs không áp dụng với tất cả công ty công nghệ.
Thay vào đó, những công ty công nghệ hoạt động dựa theo các giao dịch thực tế của người dùng sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, hoặc thậm chí đi ngược lại xu hướng.
Ví dụ điển hình là Booking.com, Airbnb, Grab, Uber,… Khi trong dịch covid, các công ty công nghệ thiên về giải trí như Netflix, Facebook, Twitter có doanh thu tăng khủng và tuyển dụng thêm nhân sự, thì các công ty trên bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng khi hết dịch covid thì tình thế đảo lộn, các công ty như Facebook, Twitter rơi vào khó khăn, còn các công ty trên thì hoạt động có sự tăng trường mạnh mẽ.
Tạm kết
Các khách mời cũng nhận định rằng thị trường có thể sẽ khôi phục vào khoảng giữa hoặc cuối năm 2023. Trong thời gian đó, Software Engineers có thể tiếp tục rèn luyện kiến thức, kỹ năng của bản thân để có thể nắm bắt cơ hội ngay khi thời điểm tới.
Link xem lại record buổi Webinar “Software Job Market 2023: Tìm kiếm cơ hội trong thách thức“: https://fsecourse.com/video-library
Nếu bạn muốn ôn luyện thuật toán và được mentor bởi các giảng viên là khách mời trong buổi hội thảo, đăng ký ngay lớp học thuật toán FSE Big Tech – học trực tiếp từ giảng viên hiện đang làm việc tại các công ty hàng đầu như Google, Amazon, TikTok, Booking, Grab!