Gần đây, thông tin về bạn học viên FSE đã xuất sắc chinh phục hàng loạt offers của Big Tech tại Mỹ như Meta, Amazon, Microsoft, Mastercard, Linkedin, Uber, Snapchat,… đang được lan tỏa trên các nền tảng mạng xã hội.
Vậy, cụ thể thông tin này như thế nào? Bạn học viên đã ôn luyện ra sao để đạt được thành tích vượt trội như vậy? Hãy cùng FSE tìm hiểu qua bài phỏng vấn bạn học viên nhé.
Bài viết xin được ẩn một số thông tin nhạy cảm của học viên.
Chào bạn. Bạn có thể tự giới thiệu về bản thân không?
Bạn có thể gọi mình là Mia. Mình hiện đang học năm 3 tại Đại học Edinburgh ở Mỹ, chuyên ngành Computer Science. Cách đây 1 năm (2023) thì mình đã đi thực tập ở Expedia – một agency chuyên về bán vé máy bay online.
Hiện tại, mình cũng đã có một vài offer cho kỳ thực tập Summer 2025.
Nghe nói bạn đã nhận được rất nhiều offers từ các công ty Big Tech. Bạn có thể liệt kê các công ty mà bạn đã có offer cho mọi người được biết không nhỉ?
Mình có offer intern của Meta, Amazon, Microsoft, Uber, Linkedin..
Chúc mừng bạn. Đây là một thành tích rất xuất sắc! Để đạt được thành tựu này, chắc hẳn bạn đã rất nỗ lực. Bạn có thể chia sẻ về quá trình ôn tập và apply job của mình được không?
Thường thì mình hay các bạn khác ở Mỹ muốn apply intern hay fresher thì phải apply trước từ 6 – 12 tháng.
Hồi đầu năm 2023 thì mình mới bắt đầu học code, và hè 2023 thì mình bắt đầu học các cấu trúc dữ liệu và giải thuật đầu tiên. Khóa học tại FSE mà mình đăng ký học là DSA for Coding Interview K08.
Để có được offer thực tập cho năm 2024 thì năm 2023 mình đã apply rất rất nhiều. Mình đã ngừng “đếm” số lượng công ty mình apply để xin thực tập cho Kỳ hè 2024, có lẽ khoảng 300 – 400 công ty, hoặc nhiều hơn.
Và mình đã có offer đầu tiên của Expedia.
Sang năm 2024 thì mình bắt đầu apply cho kỳ thực tập hè 2025. Tình hình tuyển dụng năm 2024 có vẻ tích cực hơn. Dù vậy, mình vẫn apply khoảng hơn 200 công ty (ít hơn so với 2023). Trong số đó, 10% mình được gọi phỏng vấn, và khoảng 30% được offer.
Tỉ lệ được phỏng vấn và nhận offer của bạn khá cao. Bạn có thể chia sẻ bí quyết phỏng vấn không?
Mình nghĩ một phần do may mắn, vì thị trường tuyển dụng tech tại Mỹ năm 2024 có vẻ ấm hơn so với 2023, đặc biệt với role intern và fresher tại các công ty Big Tech.
Cá nhân mình thấy bước apply để được phỏng vấn còn khó hơn việc vượt qua phỏng vấn. Mình thấy quan trọng nhất là các bạn cần chăm chỉ apply và tìm kiếm mọi cơ hội có thể.
Về coding interview, theo cảm nhận của mình thì cần ôn kỹ DSA, các câu khoảng Medium trên Leetcode là ổn để vượt qua phỏng vấn cho level intern / fresher.
Theo bạn, phỏng vấn tại công ty nào khó nhất?
Nhìn chung ngoài thị trường thì theo mình thấy, các công ty về Quant trading hỏi khó nhất. Những công ty đó thường trả mức lương rất cao, cao hơn Big Tech khá nhiều.
Một số công ty Startup cũng hỏi khá khó, và có thể có nhiều vòng.
Với các công ty mình đã phỏng vấn thì Meta và Uber hỏi khó nhất.
Bạn đã có rất nhiều offers tại các công ty Big Tech & nhóm FAANG. Vậy bạn lựa chọn nhận offer theo tiêu chí nào?
Kỳ thực tập tới là kỳ thực tập cuối cùng của mình trước khi ra trường. Vì vậy, mình quan tâm tới công ty mình sắp làm có Headcount để từ intern lên full-time hay không. Tỉ lệ return offer là bao nhiêu.
Một vài công ty sẽ chỉ tuyển intern chứ không có headcount full-time.
Tiêu chí thứ hai là mình xem tình hình kinh doanh, lay-offs.. của công ty như thế nào. Nếu tích cực thì đó là một dấu hiệu tốt.
Thứ ba là mình sẽ ưu tiên các công ty có chính sách hỗ trợ sinh viên quốc tết tốt nhất cho vấn đề xin VISA.
Thứ tư là công việc ở team có thú vị không, và khả năng promotion thế nào. Vì thường thì bên Mỹ, các bạn sinh viên quốc tế sẽ gắn bó với công ty ít nhất 3 năm, hoặc tối thiểu tới khi hoàn tất VISA.
Vậy đâu là những khó khăn trong quá trình apply và phỏng vấn của bạn?
Theo mình biết thì với thị trường Mỹ, điều khó nhất là đạt được offer đầu tiên. Từ sau khi có offer đầu tiên thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Vì thế, hành trình apply năm nay (2024) của mình cũng dễ thở hơn 1 chút do mình đã có offer từ năm trước đó. Còn hành trình apply năm trước đó để có offer đầu tiên thì khá gian nan. Đặc biệt năm ngoái thị trường còn chưa tốt như năm nay, mình phải chật vật “rải đơn” tới 500 – 600 công ty mới may mắn được interview và có offer đầu tiên. Và offer đầu tiên đó cũng đã giúp resume mình đẹp hơn để có thể được interview nhiều hơn cho các lần apply sau đó.
Với các bạn sinh viên ở Mỹ thì danh tiếng của công ty khá quan trọng. Nếu các bạn được offer bởi một công ty có tiếng, thì sẽ rất có lợi cho bạn khi apply các công ty khác sau này.
Bạn nhận xét thế nào về vòng Coding Interview tại các Big Tech bên Mỹ?
Theo mình thì ngoài việc nắm vững các kiến thức DSA và giải được đề, người ta cũng rất quan trọng cách giao tiếp. Không chỉ biết code, mà còn cần biết hỏi clarify (làm rõ) câu hỏi, rồi còn cần biết test code mình viết ra.
Ngoài ra một số công ty còn quan tâm tới behavior, họ sẽ hỏi các câu hỏi tình huống để đánh giá tư duy / mindset của ứng viên.